RISC-V là thế hệ thứ 5 của máy tính có tập lệnh rút gọn do Đại học California (Mỹ) tạo ra vào năm 2010. Đây là mã nguồn mở,ấthiệnthêmmặttrậncạnhtranhcôngnghệtoàncầtop 15 nhà cái uy tín nhất được cung cấp miễn phí công khai. Yếu tố này đã giúp RISC-V chiếm ưu thế cạnh tranh so với công nghệ độc quyền tốn kém từ công ty thiết kế phần mềm và bán dẫn Arm Holdings (Anh) và Intel Corp (Mỹ).
RISC-V đa chức năng, có thể là 1 phần trong chip điện thoại thông minh và cả bộ xử lý tiên tiến cho trí tuệ nhân tạo (AI).
Dự đoán được đưa ra trong bối cảnh các hạn chế của Nhà Trắng đang khiến nhiều công ty công nghệ Trung Quốc tìm đến RISC-V để giảm phụ thuộc vào chip từ Mỹ.
Mặt trận cạnh tranh mới
Liên minh RISC-V Trung Quốc được thành lập vào năm 2018 với mục tiêu tạo ra một hệ sinh thái điện toán nguồn mở hoàn chỉnh vào năm 2030. Ngoài việc được xem là giải pháp giúp Trung Quốc giảm phụ thuộc vào Mỹ, RISC-V cũng đang thu hút sự quan tâm của Liên minh châu Âu và một số công ty trên toàn cầu.
Các công ty Mỹ như Qualcomm và Google của Alphabet đã sử dụng RISC-V.
Ngày 31.10, Alibaba Cloud của Trung Quốc đã công bố chip điều khiển RISC-V dành cho ổ cứng (SSD) tại hội nghị công nghệ Aspara thường niên ở TP.Hàng Châu (tỉnh Chiết Giang), nơi tập đoàn đặt trụ sở chính.
Thiết bị này được phát triển bởi công ty con T-Head thuộc sở hữu hoàn toàn của Alibaba. SSD sẽ được sử dụng trong các trung tâm dữ liệu của Alibaba Cloud để đào tạo AI, phân tích dữ liệu lớn và các ứng dụng khác. T-Head đã thiết kế bộ xử lý internet vạn vật kết nối (IoT) dựa trên RISC-V.
Alibaba Cloud gần đây cũng vừa công bố phát triển các máy chủ trung tâm dữ liệu mới với khả năng tính toán được cải thiện và tiết kiệm năng lượng. Những yếu tố này sẽ giúp công ty cạnh tranh với hàng loạt nền tảng công nghệ cả trong và ngoài nước.
Sức ép lớn hơn từ Mỹ
Công nghệ mới đã rơi vào tầm ngắm của Mỹ. Reuters đầu tháng này đưa tin một nhóm nhà lập pháp lưỡng đảng của nước này đã đề xuất Tổng thống Mỹ Joe Biden lập kế hoạch kiểm soát công nghệ từ Trung Quốc.
Theo Reuters, trong tháng 10, ít nhất 4 nhà lập pháp Mỹ coi việc sử dụng công nghệ này của Trung Quốc là mối đe dọa an ninh quốc gia tiềm tàng. Lý do là vì RISC-V không bị ảnh hưởng bởi các biện pháp kiểm soát xuất khẩu mà Mỹ áp đặt đối nhằm ngăn công nghệ nhạy cảm bị chuyển sang Trung Quốc.
Tuy nhiên, đến tháng này, số lượng nhà lập pháp trong nhóm trên đã tăng lên. Theo Reuters, 18 nhà lập pháp, trong đó có 5 thành viên đảng Dân chủ, đang gây sức ép lên chính quyền ông Biden về kế hoạch ngăn Trung Quốc đạt được ưu thế trong công nghệ RISC-V.
Bên cạnh đó, các thành viên tại quốc hội cũng chất vấn chính quyền của ông Biden về cách áp dụng mệnh lệnh hành pháp hiện có để yêu cầu các công ty Mỹ phải có giấy phép trước khi hợp tác với các công ty Trung Quốc về công nghệ RISC-V.